QUY TRÌNH DINH DƯỠNG CHO CÂY CÀ CHUA

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CHĂM SÓC CÂY CÀ CHUA

          Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, họ cà Solanacea là loại rau ăn trái rất được ưa thích vì có nhiều giá trị dinh dưỡng và dễ chế biến, thời gian sinh trưởng 120-135 ngày tùy theo giống. Thu hoạch làm nhiều đợt, thu hoạch đợt đầu sau khi trồng khoảng 60 ngày. Năng suất từ 20-40 tấn/ha.

cây cà chua

1. Kỹ thuật sản xuất cà chua

1.1. Chọn đất, làm đất và xử lý đất

- Chọn đất: Cà chua thích hợp trên nhiều loại đất, song thích hợp nhất vẫn là đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt. Cà chua trồng tốt trên đất lúa hay trồng sau cây họ hành tỏi. Đất thích hợp có pH = 6,0 – 6,5. Chú ý không trồng luân canh cà chua trên đất trồng cây trồng vụ trước như ớt, khoai tây…

- Làm đất: Cày bừa kỹ để đất tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 25-30cm, rộng 1,0-1,2m, rãnh rộng 30cm. Mỗi luống đánh 2 rãnh trồng, khoảng cách rãnh trồng 70-80cm.

          - Xử lý đất bằng chất điều hoà  pH tiến Nông  mục đích nâng cao độ pH, đồng thời cung cấp dinh dưỡng Ca, Mg, Si giúp cây cà chua hạn chế bệnh thối đít trái và khả năng chống chịu với sâu bệnh, lượng bón như sau:

          + pH< 4 bón 1,0-1,5 tấn/ha

          + pH  từ 4-5 bón 0,5-1,0 tấn/ha

          + pH > 5 bón 0,3-0,5 tấn/ha

          Rải đều chất điều hòa pH đất Tiến Nông trên mặt luống, sau đó tiến hành cuốc hốc hoặc rạch hàng bón các loại phân bón lót.

pH đất

          Lưu ý: Không bón chung Chất điều hòa pH đất với các loại phân hóa học, chỉ bón kết hợp phân chuồng hoai mục hoặc ủ cùng phân chuồng để bón.

1.2. Thời vụ gieo trồng cà chua

          - Vụ sớm:  Gieo cuối tháng 7 -  đầu tháng 8.

          - Vụ chính: Gieo cuối tháng 9 - đầutháng10.

          - Vụ muộn: Gieo tháng 11 đến giữa tháng12.

1.3. Chọn giống

          - Nguồn giống: Sử dụng các giống chất lượng cao được cung ứng từ các Công ty có uy tín và một số giống địa phương trong nước.

          - Lượng hạt giống cần từ 250 - 350g/ha, lượng cây giống cần từ 28.000-  35.000 cây/ha .

1.4. Mật độ trồng, cách trồng

           - Mật độ trồng cà chua tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mức độ phì nhiêu của đất nhưng có thể bố trí như sau:

          + Hàng cách hàng 70- 80cm, cây cách cây 40cm- 60cm.

          + Khi trồng nên cắt bớt rễ cái nếu quá dài để cho cây bén rễ nhanh.

          + Nên trồng cùng loại kích cỡ cây con trong luống để tiện chăm sóc.

          - Trồng cây con:  Nên trồng cà chua vào buổi chiều, cây giống cà chua tốt có chiều cao trung bình 18- 20 cm, số lá từ 5- 6 (khoảng 25- 30 ngày sau khi gieo ở vườn ươm), thân và gốc cây mập, màu tím nhạt, có một lớp lông tơ mềm, không có sâu bệnh hại, sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất xung quanh gốc. Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay.

1.5. Phân bón và bón phân cho cà chua

          Cà chua có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất là trên đất phù sa trung tính pH = 6-7, chủ động tưới và tiêu nước. Cây cà chua cần nhiều kali, đạm hơn lân. Để tạo nên một tấn quả cà chua lấy đi từ đất 4,48kg N; 1,19kg P2O5; 7,33kg K2O; 0,24kg MgO; 2,02kg CaO. Ngoài ra cà chua còn cần các chất vi lượng như B, Zn, Cu, Fe, Mn, Mo.

          Làm thế nào để lựa chọn lượng phân cần bón một cách phù hợp?

          Để có được mức phân bón phù hợp cho mỗi vùng, mỗi giống cần phải căn cứ vào tiềm năng của giống (dựa vào đặc tính giống do nhà sản xuất giống cung cấp) và tiềm năng của vùng (dựa vào năng suất tối đa đạt được trong vùng).

          Thông thường, so với năng suất tiềm năng của giống những vùng có năng suất thực tế đạt > 70% gọi là vùng thích nghi và <70% gọi là vùng kém thích nghi. Những vùng kém thích nghi lượng phân bón cần phải bón tăng hơn và nên chọn mức khuyến cáo cao. Để đảm bảo năng suất cà chua khoảng 30 tấn/ha lượng dinh dưỡng cần bón: N (140-160 kg); P2O5 (60-80kg); K2O (160-180kg).

          Lượng phân bón và thời điểm bón quyết định nhiều đến hiệu quả sử dụng của phân. Do vậy, lượng phân bón mỗi vụ nên chia cho các lần bón như sau: 20-40% lượng N + 50-70% lượng P2O5 + 20-40% lượng K2O dùng bón lót và lượng còn lại chia đều cho các lần bón thúc.

          Từ những đặc điểm trên Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông hướng dẫn cho bà con sử dụng một số phân  hỗn hợp NPKSi đáp ứng hoàn toàn đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng NPK trong suốt vụ. Ngoài các nguyên tố đa lượng Đạm, Lân, Kali đảm bảo còn có yếu tố trung lượng Lưu huỳnh (S), Can xi(Ca), Magie (Mg), Silic(Si), Vi lượng Bo (B), Molypden (Mo), Kẽm(Zn), Đồng (Cu), Sắt (Fe) dễ tiêu, mà trong các loại phân đơn không có.

           - Bón lót : Để cây mọc mầm khoẻ, rễ phát triển mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt cần chọn một trong  các loại phân có hàm lượng đạm, lân cao để bón lót cho cà chua như sau: 300-400kg/ha NPKSi:16-16-8-1,5 hoặc 500-600 kg/ha NPKSi:5-10-3-3 hoặc Phân khoáng hữu cơ (Organic) từ 500-600 kg/ha.

cà chua

          - Bón thúc: Chia làm 4 thời kỳ, (Bón thúc 1sau trồng 15-20 ngày , bón thúc 2: khi cây bắt đầu ra hoa rộ, bón thúc 3 bắt đầu thu quả, bón thúc 4 thu hoạch rộ) kết hợp nhặt cỏ dại vun xới lấp kín phân bón, chú ý không nên bón phân sát gốc cây, bón cách gốc từ 15-20 cm, sử dụng từ 500-600kg NPKSi:15-5-20-1 hoặc 500-600 NPKSi:16-8-16-1,5,  hoặc 600-700 NPKSi:12-3-10-2  hoặc  600-700 NPKSi:12-5-10-1,5.

cà chua

          - Bón bổ sung: Trong quá trinh sinh trưởng, phát triển nếu cây thiếu đạm hoặc kali có thể bổ sung bằng phân siêu đạm, hoặc kali siêu vi lượng bằng cách hào tưới hoặc bón cùng với phân NPK giai đoạn bón thúc.

          Lưu ý: 1 hecta (ha) bằng 27,7 sào Bắc bộ (360m2), bằng 20 sào Trung bộ (500m2) và bằng 10 công Nam bộ (1000m2). Căn cứ vào hệ số quy đổi bà con có thể sử dụng đúng lượng phân bón theo đơn vị tính của mỗi vùng miền.

1.6. Kỹ thuật chăm sóc cà chua:

          - Tưới nước: Hàng ngày tưới 1-2 lần, tuỳ thuộc theo độ ẩm của đất và điều kiện thời tiết. Trước khi cây hồi xanh thì tưới bằng gáo, cách gốc 7- 10 cm. Khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh thì tưới rãnh có hiệu quả nhất. Khoảng cách giữa 2 lần tưới từ 7- 10 ngày. Khi tưới đưa nước vào rãnh ngập 1/2 độ cao luống, nước thấm đều thì tháo cạn. Độ ẩm đất 70- 80% là thích hợp cho cà chua sinh trưởng, phát triển. Các thời kỳ phân hoá hoa, ra hoa nụ và thời kỳ có quả không được thiếu nước.

          - Làm giàn, tỉa cành, tạo hình

          + Làm giàn sau trồng từ 35-40 ngày, làm theo kiểu chữ A, dùng dây mềm buộc cây lên giàn.

          + Với giống vô hạn: Cây cao, nhiều nhánh, lá nhiều cần làm giàn, tỉa nhánh và tạo tán. Chỉ nên để 2 nhánh/cây (thân chính và nhánh phụ dưới chùm hoa thứ nhất).

            +  Trên thân chính để 4 chùm, nhánh phụ 3 chùm (7 chùm/cây; 4-5 quả/chùm).

          + Khi trên cây đạt đủ số chùm thì bấm ngọn, khi bấm ngọn cần giữ lại một số lá để che cho chùm hoa cuối cùng không bị ánh sáng trực xạ chiếu vào.

1.7. Phòng trừ sâu, bệnh: thường xuyên thăm ruộng, kịp thời phát hiện đúng sâu bệnh hại để có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

1.8. Thu hoạch và bảo quản

         Cà chua, ngoài mục đích phục vụ cho nhu cầu ăn tươi còn để phục vụ chế biến và xuất khẩu:

         - Tùy theo mục đích sử dụng mà thu hái vào từng thời kỳ cho thích hợp. Nếu phải vận chuyển đi xa thì có thể thu hái ngay ở thời kỳ chín xanh (3/4 quả chuyển màu), nếu ăn tươi thì thu hái ở thời kỳ chin.

         - Thu hái cà chua nên cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh để quả bị va đập, xây xát trong khi thu hái và vận chuyển.

         - Thu hái về cần để quả ở nơi thoáng mát, không  được  chất đống.

Ghi chú: Cách tính hàm lượng phân nguyên chất trong phân  NPK: theo tỉ lệ trên ghi trên bao bì.

Ví dụ quy trình bón các loại phân NPK cho cây cà chua

+ N = 500*10/100=50 kg- Bón lót: 500 kg Organic (NPK: 10-6-4)

+ P2O5 =500*6/100=30 kg

+ K2O = 500*4/100=20 kg

- Bón thúc: 600 kg NPK:15-5-20

+ N= 600*15/100=120 kg

+ P2O5 =600*5/100=40 kg

+ K2O = 600*20/100=160 kg

- Phân bổ sung Kali siêu vi lượng: K2O =100*36/100=36 kg

Tổng lượng nguyên chất bón cho 1 vụ là: 140 kg N; 60 kg P2O5; 176 kg K2O

                                                                                                  

Kỹ sư Lê Trọng Quàng

          Mọi nhu cầu tư vấn xin liên hệ:

          Trung tâm Nghiên cứu phát triển KH&CN Tiến Nông

          Địa chỉ: Km 312 Quốc lộ 1A - Hoằng Quý - Hoằng Hoá - Thanh Hoá

          Điện thoại: 02373.936.666

          Hoặc Kỹ sư Lê Trọng Quàng: 0905 687 567

HỎI - ĐÁP - GIAO LƯU VỚI NHÀ NÔNG
Hỏi nơi mua và giá phân tại Gia Lai và Lâm Đồng
Trả lời: Đã có
Gửi câu hỏi