NPK 16-16-8+1,5 SiO2hh Tiến Nông
THÀNH PHẦN
Đạm (Nts):.......................16%
Lân (P2O5hh):..................16%
Kali (K2Ohh):......................8%
Silic (SiO2hh):.................1,5%
Độ ẩm:..............................5%
TÁC DỤNG
Đạm: Là thành phần cơ bản của protein và là thành phần chính của chất diệp lục. Đạm thúc đẩy sự nẩy chồi, ra lá, sự phát triển của quả, giúp tăng lượng sinh khối.
Lân: Cần cho sự phân chia tế bào, thúc đẩy việc ra rễ, sự hình thành mầm hoa và phát triển quả non.
Kali: Xúc tiến quá trình quang hợp, tổng hợp hydrat cacbon và gluxit của cây, tạo đường, tạo tinh bột và tăng cường sự vận chuyển các sản phẩm quang hợp về các cơ quan dự trữ làm tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Silic: Tăng cường độ dày thành tế bào, giúp cây cứng cáp, chống gãy đổ, hạn chế sâu bệnh và chống chịu thời tiết bất thuận.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
1. Cây ngắn ngày (lúa, ngô, khoai, đậu, lạc, cà chua, cà pháo, dưa hấu, dưa leo, hoa, rau màu):
- Lượng bón: 150 - 400 kg/ha/lần (6 - 14 kg/ sào 360m2, 8 - 20 kg/ sào 500m2, 15 - 40 kg/1 công 1.000m2).
- Thời kỳ bón: Bón lót hoặc bón thúc thời kỳ đẻ nhánh, phân hóa hoa, hình thành củ.
- Cách bón: Bón rải theo hàng, theo gốc kết hợp làm cỏ xới xáo, lấp phân vun gốc, hoặc rải đều trên mặt ruộng kết hợp tưới nước.
2. Cây lâu năm (cà phê, ca cao, cao su, hồ tiêu, sầu riêng, bưởi, xoài, thanh long):
- Lượng bón: 0,2 - 0,8 kg/gốc/lần (100 - 150 g/m2 tán cây).
- Thời kỳ bón: Bón lót và bón thúc lộc, nuôi dưỡng thân cành, phân hóa hoa.
- Cách bón: Đánh rãnh so le từ 3/4 tán lá ra mép tán bón phân, lấp đất kết hợp tưới nước nếu độ ẩm đất không đảm bảo.
CẢNH BÁO AN TOÀN, BẢO QUẢN
- Không nguy hiểm khi tiếp xúc trực tiếp, không ăn được
- Không độc hại cho người và gia súc
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
HỒ SƠ PHÁP LÝ
- Mã số phân bón: 10864
- Số quyết định: 853/QĐ-BVTV-PB
- Số TCCS 22:2018/TN-TH