CÂY CN NGẮN NGÀY

Cây Vừng (mè)

CÂY VỪNG

1. Hình thái học của vừng

Thân

Thân vừng thuộc thân thảo ,thân thường có hình 4 cạnh .ở gân ngọn,hình dạng thân nhiều khi không rõ rệt.

Thân vừng cao khoảng 60-10cm.trong điều kiện hạn,thân có thể thấp hơn.cành mọc từ thân.vừng thường chỉ cò một cấp cành.

Sồ lượng cành /thân phụ thuộc chủ yếu vào giống,thường có khoảng 2-6 cành.cành moc từ các nách lá ở dưới,gần gốc .

Trên thân có thể có lông hoac không  có lông. Đây cũng là 1 đặc điểm để phân biệt giống.

Mầu sắc thăn có thể thay đổi từ xanh nhạt đến tím đỏ ,phần lớn các giống có màu xanh tối.

Chiều cao thân ảnh hưởng chủ yếu bởi giống, yếu tố khí hậu quang trọng nhất ảnh hưởng tới chiều cao thân là nhiệt độ, sau là ảnh hưởng của độ dài ngày.

Lá vừng là lá đơn, mọc cách trên thân, cành.

Hình dạng lá thay đổi tùy giống và ở vị trí khác nhau trên thân cũng có hình dạng khác nhau. Thông thường, lá ở vị trí thấp và gần gốc cành thường rộng bản và chia thùy. Cuống lá dài 1-5 cm. Phiến lá thường có lông và có chất nhầy.

Rễ

Rễ vừng là rễ cọc, rễ chính ăn sâu. Đồng thời hệ rễ bên của vừng cũng rất phát triển về bề ngang. Rễ vừng phân bố chủ yếu ở lớp đất 0-25 cm. Do có rễ cái ăn sâu nên vừng có khả năng chịu hạn rất tốt. Chiều sâu của rễ cái phụ thuộc nhiều vào độ ẩm đất. Ở đất khô, rễ có thể ăn sâu tới 1 m. Độ ẩm cao, rễ không ăn sâu được và vừng có thể bị chết nếu úng một thời gian ngắn do rễ bị thối.

Hoa và quả

Hoa vừng thuộc hình chuông. Cuống hoa ngắn. Tràng hoa gồm 5 cánh hợp thành hình chuông.

Đài hoa xanh, 5 cánh nông. Ống hoa dài 3-4 cm. Hoa mọc ở nách lá thành chum. Mỗi chum có 4-8 hoa. Nhị đực 5, nhưng có 1 bất dục. Bầu nhụy nằm trên đáy hoa, có 2 ngăn với nhiều vách giả.

Quả vừng là quả nang, chứa nhiều hạt. Mỗi chùm hoa, có thể mang được 4-5 quả.

Số lượng noãn của một quả thay đổi tùy giống, thường 4-6-8 noãn. Một số ít giống có thể có tới 10-12 noãn/quả.

Chất lượng quả cũng khác nhau tùy thuộc vào vị trí đóng quả. Thường quả ở vị trí thấm có hạt lớn hơn ở những vị trí cao.

Vỏ quả thường có lông và đó cũng là đặc điểm phân biệt giống.

Hạt

Hạt vừng là hạt song tử diệp. Cấu tạo hạt có nội nhủ.

Hạt vừng rất nhỏ, trọng lượng 1000 hạt thường biến động khoảng 4-4,5g.

Hạt dính vách quả thành 2 hàng 2 bên vách.

Số hàng hạt là đặc điểm giống cho nên được coi là một chỉ tiêu để phân biệt, đánh giá giống

2. Sự sinh trưởng phát triển của vừng

Thời gian sinh trưởng của vừng biến động 80-120 ngày trong điều kiện vụ xuân – hè ở Đồng bằng sông Hồng.

Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng của vừng kéo dài 40-60 ngày tùy thuộc ở giống và điều kiện ngoại cảnh. Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng lớn nhất đến thời gian của thời kỳ này là nhiệt độ và độ dài ngày.

Trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, quá trình sinh lý quan trong nhất của vừng là sự sinh trưởng của các bộ phận dinh dưỡng và sự phân hóa mầm hoa. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực đặc trưng chủ yếu là sự ra hoa, lết quả, hình thành hạt và chín.

Vừng ra hoa trong khoảng thời gian 15-20 ngày.

Tốc độ sinh trưởng của quả rất nhanh, quả phát triển tối đa trong khoảng 9 ngày sau khi nở hoa mặc dù quả còn tiếp tục phát triển trong 24 ngày, trong thời kỳ chính. Trọng lượng khô của quả đạt tối đa vào khoảng ngày thứ 27 sau khi hoa nở. Quả chín hoàn toàn vào khoảng 35-40 ngày.

Nói chung, trên cây vừng, quả hình thành trước chín trước (thường là quả ở vị trí gần gốc) nhưng do vừng không tách quả khi chín vì có vỏ quả dày.

3. Yêu cầu ngoại cảnh của vừng

Vừng là cây nhiệt đới, ưa ấm.

Hiện nay, vùng trồng vừng chủ yếu trên thế giới năm trong khoảng 250 độ vĩ bắc tới 250 vĩ độ nam vừng thích hợp ở độ cao dưới 600 m so với mặt biển. Tùy nhiên, do công tác giống phát triển, người ta đã tạo được các giống vừng có thể trồng được ở 400 độ vĩ bắc hoặc ở 35vĩ độ nam. Nhưng năng suất cao chỉ đạt được ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Nhiệt độ

Vừng là cây ưa nóng. Tích ôn tổng số cần phải có là khoảng 27000C trong suốt thời gian sinh trưởng với nhiệt độ trung bình tích hợp khoảng 25-300C. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm, sinh trưởng các bộ phận dinh dưỡng và cho sự hình thành hoa khoản 25-270C. Còn nhiệt độ cho sự nở hoa, phát triển quả yêu cầu 28-320C.

Ánh sáng

Vừng là cây ngày ngắn. Trong điều kiện độ dài ngày dưới 10 giờ sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng dinh dưỡng của vừng. Vừng ra hoa sớm tới 15-20 ngày so với điều kiện tự nhiên (12 giờ/ngày).

Tùy nhiên, trong điều kiện tự nhiên, nhiệt độ trung bình ngày là tác nhân ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng của vừng lớn hơn ảnh hưởng của độ dài ngày.

Cường độ ánh sáng, số giờ có nắng trong ngày ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất vừng.

Trong thời gian sinh trưởng, nhất là từ sau ra hoa, vừng cần khoảng 200-250 giờ nắng, tháng cho tới khi chín.

Nước

Vừng là cây chịu hạn khá, nhưng điều đó không có nghĩa là vừng cho năng suất trong điều kiện thiếu nước.

Lượng mưa yêu cầu trong suốt thời kỳ sinh trưởng của vừng khoảng 500-650 mm. Trong điều kiện có tưới, tổng lượng nước cần lên tới 900 – 1.000 mm.

TIN KHÁC

HỖ TRỢ
TRỰC TUYẾN
hỗ trợ

Tiến Nông

Skype: Tiến Nông

BP. CSKH: 02373.789.789

BP. Marketing: 02373.555.678

P. Cung ứng VTTB: 02373.961.279

P. Hành Chính: 02373.729.729

P. Kế toán: 02373.963.369

Máy Nông nghiệp: 02373.936.999

TT. NCPT KHCN: 02373.936.666

FACEBOOK
PAGE